Làm tổn hại đến hệ sinh thái, thậm chí có thể suy vong hệ sinh thái. Hay phá hủy cấu trúc tế bào sinh vật, làm chết cả quần thể. Hay ô nhiễm chất hữu cơ trong nước biển và làm giảm số lượng các loài sinh vật biển. Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của người dân. Làm ảnh hưởng đến sự an toàn, tiền của của cá nhân hay tổ chức kinh doanh. Vâng tất cả những điều này là do tác hại của sự cố tràn dầu gây ra. Với những tác hại nghiêm trọng như thế Chính Phủ nước ta đã có những quy định phạt tiền và xử lý như thế nào khi một bộ phận nào đó gây ra sự cố tràn dầu.
Để tìm hiểu về mức phạt tiền khi có sự cố tràn dầu xảy ra trước tiên chúng ta cần biết Sự cố tràn dầu là gì?

Căn cứ Theo Khoản 2, Điều 3, Nghị định 12/2021/QĐ-TTg do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ngày 24 tháng 03 năm 2021. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 10 tháng 5 năm 2021, thay thế Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu, Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Sự cố tràn dầu là hiện tượng dầu từ các phương tiện chứa, vận chuyển khác nhau, từ các công trình và các mỏ dầu thoát ra ngoài môi trường tự nhiên do sự cố kỹ thuật, thiên tai hoặc do con người gây ra.
Mức phạt tiền khi để xảy ra sự cố tràn dầu.
Theo Điều 10 và 11 của Nghị định số 67/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, hành vi vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu và hành vi vi phạm quy định về an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền đều bị xử phạt hành chính với mức phạt lên đến 200 triệu đồng. Cụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt.
- Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu trước khi tiến hành các hoạt động dầu khí.
Riêng đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn đường ống vận chuyển khí trên đất liền mức phạt sẽ như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nổ mìn, khai thác đá trong phạm vi khu vực ảnh hưởng tính từ ranh giới hành lang an toàn đến ranh giới khu vực ảnh hưởng.
- Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Không thực hiện đúng quy định về độ dày thành ống. Không thực hiện đúng quy định về độ sâu của đường ống ngầm. Không thực hiện đúng quy định về thiết kế, thi công đường ống mới. Không xây dựng đầy đủ các tài liệu quản lý an toàn bao gồm: Chương trình quản lý an toàn, Báo cáo đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp định kỳ hoặc khi có các thay đổi, hoán cải lớn về công nghệ theo quy định. Không xây dựng các thủ tục, quy trình liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng đường ống.
Không tính toán lại áp suất vận hành tối đa định kỳ theo quy định của pháp luật. Không lập kế hoạch bảo dưỡng, tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng. Không tổ chức lưu trữ thông tin, dữ liệu về vận hành, tai nạn, sự cố, tổn thất cũng như thông tin về khảo sát, sửa chữa, tuần tra, kết quả kiểm định kỹ thuật, các văn bản xử lý vi phạm và các biện pháp khắc phục. Không duy trì các biển báo tuyến ống ở những nơi cần thiết phải lắp đặt các biển chú ý, biển cảnh báo và cọc ranh giới. Không có phương án thiết kế và biện pháp thi công được các cấp thẩm quyền phê duyệt tại khu vực giao cắt qua dải đất tuyến ống hoặc hành lang an toàn tuyến ống.
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là gì?
Trong các nội dung chúng ta đã tìm hiểu ở trên. Thì “phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đầy đủ các nội dung trong Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu đã được phê duyệt”. Và có nhiều Điều khoản nữa nhắc đến nội dung này. Vậy đến đây chúng ta cần phải biết rõ thêm khái niệm “kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu” là gì?
Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu là dự kiến các nguy cơ, tình huống sự cố có khả năng xảy ra tràn dầu cùng các phương án ứng phó trong tình huống dự kiến đó, các chương trình huấn luyện, diễn tập để đảm bảo sự sẵn sàng các nguồn lực kịp thời ứng phó khi sự cố tràn dầu xảy ra trên thực tế.
Các đối tượng cần phải lập kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu.
- Các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
- Các cơ sở, dự án dầu khí ngoài khơi.
- Các Trung tâm ứng phó sự cố tràn dầu.
- Các tàu chở dầu có tổng dung tích từ 150 tấn trở lên. Các tàu loại khác có tổng dung tích từ 400 tấn trở lên
- Tàu chở dầu Việt Nam có tổng dung tích từ 150 tấn đăng ký trở lên tham gia vào việc chuyển tải dầu giữa tàu với tàu trên biển Việt Nam.
Như vậy tùy thuộc vào mức độ vi phạm mà có các mức xử phạt khác nhau. Tuy nhiên chúng ta cần có những biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu xảy ra nhanh chóng và hiệu quả. Để hạn chế thấp nhất hậu quả cũng như không để bận tâm cho các phí phạt này.
Write a Comment